Tình hình thị trường nghành dệt may Việt Nam vào năm 2017 và những dự báo.

Khác với dự báo khả quan của một số các chuyên gia trong nghành về sự bùng nổ thị trường dệt may Việt Nam, rất nhiều cơ sở dệt may của Việt Nam nói chung vẫn đang ở trong tình trạng khó khăn. Lương người lao động vẫn được các nước xếp vào hàng những nước có mức lương thấp nhất thế giới....Nguyên nhân của những khó khăn này đến từ rất nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan:

Trước hết: Do thị trường trong nước chưa được khai thông một cách mạnh mẽ, giá trị hàng xuất khẩu tuy có lớn nhưng chỉ tập chung vào nhưng doanh nghiệp lớn trong khi đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại nhỏ (ít nhất là: 80%). Những doanh nghiệp nhỏ này do yếu về vốn, máy móc, quy mô (đôi khi có xưởng chỉ có 4, 5 máy dệt), yếu về hiểu biết kinh doanh quốc tế... họ bán sản phẩm vải ở trong nước, cạnh tranh với nhau trong phân khúc hàng bình dân, cạnh tranh về giá là chủ yếu chứ không phải là chất lượng. Vài năm gần đây có một số công ty xuất khẩu sản phẩm vải sang thị trường campuchia nhưng với số lượng không đáng kể, đa phần là hàng vải chất lượng thấp, giá rẻ (vải trắng in bông, nhiều mầu sắc...). Đứng ở góc độ những doanh nghiệp nhỏ trong năm 2016 được dự đoán là 1 năm ảm đạm đối với thị trường sợi vải Việt Nam. Những doanh nghiệp nhỏ phải trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngoài) được hình thành ở Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam kêu gọi ròng vốn FDI đầu tư để giải quyết được bài toán lao động. Chưa kể áp lực phải cạnh tranh với vải sợi Trung Quốc (Thị trường vải sợi của Trung Quốc khách quan mà nói vẫn phát triển hơn Việt Nam ít nhất 10 năm)...

Thứ hai: Lý do từ tỷ giá hối đoái: trong vài năm gần đây VND luôn luôn có xu hướng giám giá so với đồng USD và các đồng tiền của các nước khác... điều này làm cho xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước khác khó hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng sợi, vải nhập khẩu... (Đằng sau sự mất giá của đồng VND là nhiều nguyên nhân rất lớn của đất nước...). Hàng sợi, vải Trung Quốc rẻ hơn nhờ tỷ giá hối đoái... (chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam và các nước khác).

Thứ ba: Việt Nam chưa sản xuất được PTA, chưa sản xuất ra xơ PSF chất lượng tốt với giá thành phù hợp: đây là nguyên liệu sản xuất sợi, từ sợi người ta mới dệt vải và từ vải mới làm ra quần áo... Gía PTA thay đổi thì giá cả những thứ sau đó như sợi, vải... cũng thay đổi. không sản xuất được PTA Việt Nam không quản lý được tận gốc giá nguyên liệu. Ngay cả sản xuất sợi, tập đoàn sản xuất sợi nhà nước cũng yếu kém. Hiện các công ty sản xuất sợi chiếm lĩnh thị trường trong lĩnh vực sợi polyester filamen chủ yếu là các công ty có vốn FDI. Doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi không hiệu quả, giá thành cao, chất lượng yếu kém, cách thức kinh doanh không linh hoạt, không theo kịp tốc độ thay đổi của thị trường. Việt Nam đang rơi vào thế mất tự chủ nguyên liệu dệt may.

Hiệp định TPP và những cơ hội chưa chắc chắn: Hiệp định TPP đã được Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm với nhiều điều khoản thuận lợi cho dệt may. Các chuyên gia đánh giá là TPP sẽ có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.... Tuy nhiên điều này chưa chắc chắn. Hiện tại tổng thống obama (Mỹ) đang ở cuối nhiệm kỳ, hai ứng cử viên cuối cùng cho ghế tổng thống mỹ dự đoán là Hillary Clinton và Donald Trump... cả hai ứng cử viên này đều có xu hướng xét lại các điều khoản TPP (Có nghĩa là cái lợi của Việt Nam đang tính tới chưa chắc đã là thực tế...). Qúa trình đàm phán hiệp đinh TPP quá dài (nhiều năm) khiến cho nhiều doanh nghiệp nhỏ Việt Nam "chết" hoặc chuyển sang nghành khác trước khi TPP có hiệu lực...


Dự đoán những năm tiếp theo: Với tình hình nợ công của chính phủ hiện tại, tình hình chính trị khu vực Đông Nam A  phức tạp, Năng suất lao động Việt Nam còn thấp (thói quen lao động hiệu quả của cả một dân tộc không thể thay đổi nhanh chóng trong một sớm một chiều được), hiệu quả đầu tư các dự án công còn thấp... Đồng VND khó có thể lên giá trong dài hạn so với các đồng ngoại tệ khác như USD hay Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc... tức là hàng nhập khẩu có lợi thế hơn, các doanh nghiệp bán hàng trong nước phải cạnh tranh quyết liệt hơn. 

Gửi bình luận của bạn

Đăng nhập để bình luận
Bạn đang xem T038 của webtructuyen.vn. Bạn có thể khám phá thêm!!!
Xem ngay